Sắp đến kỳ nghỉ lễ “Quốc khánh 2/9” được kéo dài, nhiều bạn trẻ chọn “trốn phố” bằng cách du lịch bằng phương tiện xe máy. Bên cạnh những địa điểm như biển, vùng quê thì có không ít bạn trẻ chọn thách thức với các vùng có địa hình hiểm trở như đồi núi.
Ảnh: Internet
Việc di chuyển bằng xe máy đi qua những đường đèo dốc là một trải nghiệm thú vị, nhưng nó cũng ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu không nắm vững kỹ thuật lái xe. Chính vì thế, khi lái xe máy cần nắm vững các kỹ thuật đổ đèo để tránh nguy hiểm. Dưới đây là những sai lầm cần tránh để đảm bảo an toàn khi đổ đèo bằng xe máy.
Một thói quen khá phổ biến ở nhiều bạn trẻ là tắt máy khi đổ đèo, nhưng đây là một hành động vô cùng nguy hiểm. Khi xe di chuyển theo quán tính mà không có sự hỗ trợ từ động cơ, khả năng kiểm soát xe giảm đi đáng kể. Điều này khiến phanh động cơ không thể hoạt động tốt, phanh tay cũng mất tác dụng vì hệ thống phanh dầu không còn hoạt động.
Ảnh: Internet
Hành động này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như xe lao dốc mà không thể kiểm soát tốc độ, gây ra tình huống cực kỳ nguy hiểm.
Một sai lầm khác khiến cho hệ thống phanh bị ngưng hoạt động mà cũng khá nhiều người mắc phải là “bóp cứng phanh”. Nhiều người cho rằng giữ chặt phanh như thế sẽ dễ dàng kiểm soát được tốc độ của xe khi lao dốc. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm và gây hậu quả nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến an toàn của người điều khiển. Má phanh sẽ bị nóng, dẫn đến cháy phanh và mất phanh hoàn toàn.
Khi điều khiển xe máy xuống dốc, người lái nên nhấp nhả phanh liên tục để kiểm soát và duy trì tốc độ xe ổn định, việc làm này cũng tránh làm nóng hệ thống phanh của xe.
Khi đổ đèo, tuyệt đối không đi gần các phương tiện khác, việc duy trì khoảng cách an toàn là việc cần thiết. Điều này để đảm bảo rằng người điều khiển có đủ thời gian phản ứng trong trường hợp xe trước đột ngột dừng hoặc gặp sự cố.
Ảnh: Internet
Khi đi theo đoàn, khoảng cách lý tưởng giữa các xe là từ 30m đến 40m. Với khoảng cách này có thể đảm bảo người lái có thể kịp thời phản ứng và xử lý bất kỳ tình huống nào xảy ra.
Xe tay ga với hộp số CVT không phải là sự lựa chọn lý tưởng cho việc đổ đèo, đặc biệt đối với những người có ít kinh nghiệm. Không giống như xe số, xe ga không sử dụng bánh răng để điều chỉnh tốc độ, do đó, việc phanh động cơ trở nên khó khăn hơn.
Nếu buộc phải sử dụng xe ga để đổ dốc, hãy áp dụng kỹ thuật mớm phanh và giữ ga để duy trì tốc độ an toàn trong khoảng từ 15-20 km/h. Điều này giúp côn bám và động cơ kéo ghìm xe lại, đảm bảo xe không chạy quá nhanh.
Với xe số, một trong những kỹ năng quan trọng khi đổ đèo là sử dụng số thấp. Nếu cảm thấy xe chạy quá nhanh, hãy chuyển về số thấp hơn để ghìm xe lại. Ví dụ, khi đang ở số 4 và xe bắt đầu chạy nhanh, hãy chuyển về số 3 để kiểm soát tốc độ tốt hơn. Phanh động cơ bằng cách này sẽ giúp bạn duy trì tốc độ ổn định mà không cần phải dựa quá nhiều vào hệ thống phanh.
Bên cạnh cần tránh những sai lầm trên, để chuyến đi an toàn, chủ xe có thể lựa chọn lắp đặt thêm các trang bị an toàn hơn như đèn tăng sáng. Các dòng đèn tăng sáng chất lượng dành cho xe máy không thể bỏ qua.
|
ĐÈN TRỢ SÁNG TITAN MOTO M20 ULTRA2.800.000 đXem chi tiết |
BI LED TITAN MOTO F150 PLUS6.900.000 đXem chi tiết |
BI LED TITAN MOTO F1506.000.000 đXem chi tiết |
BI LED TITAN MOTO CB150 5.000.000 đXem chi tiết |
BI LED TITAN MOTO BLACK MINI 2.0 INCH3.400.000 đXem chi tiết |
Việc đổ đèo bằng xe máy có thể trở nên an toàn hơn nhiều nếu bạn tránh được những sai lầm phổ biến và nắm vững các kỹ thuật cần thiết. Đừng quên kiểm tra tình trạng xe trước khi bắt đầu hành trình và luôn giữ tinh thần tỉnh táo, tập trung cao độ để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh. Chúc bạn có những chuyến đi an toàn.
-Nguồn: Tin tổng hơp