Mũ bảo hiểm không chỉ đơn thuần là một chiếc mũ che nắng, chắn mưa mà là một thiết bị để đảm bảo an toàn cho phần đầu của người sử dụng trong nhiều trường hợp. Vậy, mũ bảo hiểm có bao nhiêu phân loại? Cùng Titan Moto tìm hiểu về mũ bảo hiểm trong bài viết dưới đây nhé.

Mũ bảo hiểm là một món đồ bảo hộ được sử dụng để bảo vệ phần đầu của người đội. Nó giúp chúng ta tránh khỏi những chấn thương về não bộ và hệ thần kinh khi xảy ra va chạm. Mũ bảo hiểm được sử dụng cho các hoạt động giải trí và thể thao như đua ngựa, bóng bầu dục, bóng chày, leo núi… hay các công việc nguy hiểm như xây dựng, khai thác mỏ, cảnh sát chống bạo động… và trong khi tham gia giao thông xe máy, xe đạp và xe đua.

Trong thời kỳ cổ đại, người ta đã sử dụng mũ bảo hiểm như một vật để bảo vệ vùng đầu, cổ và mặt trong thời kỳ chiến tranh. Để tránh bị thương bởi những vũ khí sắc nhọn như dao, kiếm, mác… của kẻ thù, quân đội Ba Tư đã chế tạo ra mũ bảo hiểm để bảo vệ các chiến binh của họ. Đây cũng chính là nguồn gốc ra đời của mũ bảo hiểm.
Vào thời kỳ trung cổ, mũ bảo hiểm được làm bằng thép nhẹ, có mạnh che để chắn trước mặt, dễ dàng lật tên hoặc kéo xuống. Qua mỗi lần cải tiến và thay đổi, mũ bảo hiểm càng trở nên an toàn và có tác dụng bảo vệ tốt hơn.

Năm 1914, khi chiến tranh thế giới nổ ra thì quân đội Pháp đã coi mũ bảo hiểm là một trang thiết bị tiêu chuẩn. Dựa trên những phiên bản cũ, mũ bảo hiểm được các binh lính bộ binh sử dụng, nó có thể giúp binh lính có thể tránh được những mối nguy hiểm từ các mảnh kim loại văng ra từ pháo nổ.
Sau đó, nhiều quốc gia trên thế giới đều bắt đầu “học tập” theo cách này của Pháp. Mỗi quốc gia đều có phương pháp chế tạo mũ bảo hiểm riêng, nhưng nhìn chung thì cũng đều làm bằng thép với lớp lót có thể tháo rời, nặng từ 0.5-1.8kg.

Hiện nay, mũ bảo hiểm được thiết kế để sử dụng trong những hoạt động hằng ngày như tham gia giao thông bằng xe đạp, xe máy hoặc trong nhiều lĩnh vực như thể thao, khai thác, xây dựng,...

Mũ bảo hiểm nửa đầu là loại mũ được thiết kế để che nửa đầu người đội, cụ thể là từ đỉnh xuống đến tai. Loại mũ này được ưa chuộng và sử dụng phổ biến bởi kích thước nhỏ gọn, thông thoáng khi đội, tiện lợi khi mang theo.
- Ưu điểm: Đây là loại mũ có độ thông thoáng cao. Khối lượng nhỏ, nhẹ đầu khi đội. Người đội có tầm nhìn linh hoạt.
- Nhược điểm: Vùng cằm không được bảo vệ. Khi di chuyển, bụi, gió, côn trùng… có thể bay vào mắt.

Mũ ¾ đầu hay còn được biết đến với tên gọi là mũ bảo hiểm hở mặt. Nó chỉ che được ¾ đầu gồm đỉnh đầu, sau ót và hai tai người đội, để lộ vùng cằm và mặt ra ngoài. Loại mũ này thông thoáng hơn và cũng không quá cồng kềnh như mũ trùm kín đầu.
- Ưu điểm: Có tầm nhìn rộng, dễ dàng quan sát xung quanh, độ thông thoáng cao.
- Nhược điểm: Không bảo vệ được cằm, không phù hợp để đi tốc độ cao.

Mũ bảo hiểm Full-Face (FF) được đánh giá là loại an toàn nhất nhờ thiết kế bao trọn toàn bộ đầu, bao gồm cả vùng cằm, mang lại sự bảo vệ tối ưu.
- Ưu điểm: Loại mũ này có thể che hết mặt và đầu, tránh bụi, gió lạnh và mưa. Có thể bảo vệ được đầu khỏi những chấn thương nặng khi xảy ra va chạm. Hầu hết nón FF đều có tấm che mặt tích hợp và có khả năng giảm tiếng ồn.
- Nhược điểm: Khi đội loại nón này vào mùa hè có thế gây nóng và khó chịu. Sương mù và độ ẩm có thể là những vấn đề đối với người đội mũ FF có tấm che mặt.

Mũ bảo hiểm modular được thiết kế với bản lề linh hoạt, cho phép người đội dễ dàng lật thanh cằm và kính che mặt lên xuống. Khi đóng lại, cơ chế khóa chắc chắn giúp cố định và bảo vệ toàn bộ đầu tương tự như mũ bảo hiểm Full-Face.
- Ưu điểm: Có thể bảo vệ cằm và di chuyển thanh cằm dễ dàng. Dễ dàng giao tiếp với người khác khi dừng đèn đỏ và đổ xăng. Loại nó này cũng khá phù hợp với những người đeo kính.
- Nhược điểm: Nón có trọng lượng lớn nên khi đội sẽ nặng đầu. Giá thành để sở hữu loại nón này khá cao.

Mũ bảo hiểm “cào cào” được thiết kế dành riêng cho các tay lái motocross, chuyên sử dụng trong các cuộc đua địa hình. Kiểu dáng tương tự mũ Full-Face nhưng có thêm vành lưỡi trai và phần cằm kéo dài, giúp chắn nắng hiệu quả và bảo vệ người lái khỏi bụi bẩn, đất đá văng lên trong quá trình di chuyển.
- Ưu điểm: Lưu thông không khí, có thể tránh bụi, tránh nắng. Bảo vệ toàn bộ khuôn mặt.
- Nhược điểm: Chỉ dành cho motocross, khó chịu khi đeo thời gian dài.